Trong năm 2020, nước ta đề ra kế hoạch sẽ đưa 130.000 người lao động (NLĐ) đi ra nước ngoài làm việc (XKLĐ), song 6 tháng đầu năm cả nước mới có chỉ có 33.500 NLĐ đi XKLĐ. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, một loạt các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc… phải ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Mới đây, một số thị trường lao động đã có tín hiệu tốt tiếp nhận lao động nước ta.
- Mở lại đường bay đến Nhật Bản từ ngày 18/09
- Sinh viên được phỏng vấn việc làm trực tiếp với nhà tuyển dụng Nhật Bản
Thị trường Nhật Bản rục rịch mở cửa với lao động Việt Nam
Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, 3 thị trường là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) chiếm trên 90% tổng số lao động (LĐ) đi làm việc ở nước ngoài. Hiện giới chủ sử dụng LĐ ở Hàn Quốc và Đài Loan đều muốn tiếp nhận LĐ Việt Nam để khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch COVID-19.
Trong bối cảnh dịch COVID-19, Chính phủ Nhật Bản thực hiện các biện pháp từng bước nhằm kích cầu nền kinh tế, hướng tới tái mở cửa đi lại quốc tế. Vừa qua, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã chính thức thông báo bắt đầu tiếp nhận hồ sơ xin cấp mới visa cho công dân Việt Nam kể từ ngày 29.7. Theo đó, người mang quốc tịch Việt Nam sinh sống trong nước, sử dụng chuyến bay thẳng giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ được cấp visa vào Nhật Bản với mục đích LĐ, lưu trú dài hạn theo các tư cách: Kinh doanh, quản lý; thuyên chuyển công tác nội bộ; kỹ sư, trí thức, nghiệp vụ quốc tế; điều dưỡng; LĐ có trình độ cao; hoạt động đặc định (khởi nghiệp, hộ lý, điều dưỡng EPA, ứng viên hộ lý, ứng viên điều dưỡng EPA).
=> Xem thêm thêm thông tin về chương trình XKLĐ Nhật Bản
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, đối với công dân Việt Nam xin cấp visa với tư cách lưu trú thực tập kỹ năng, thực tập kỹ năng đặc định, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho hay, chỉ cấp giới hạn nên sẽ tiếp nhận hồ sơ theo hướng ưu tiên ngành nghề và tăng dần số lượng để đáp ứng nhu cầu của người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, sau khi nhập cảnh Nhật Bản, NLĐ cần phải tự cách ly 14 ngày tại nhà theo quy định của nước này nhằm phòng chống dịch COVID-19. Đặc biệt, NLĐ khi nhập cảnh Nhật Bản cần phải có chứng nhận xét nghiệm RT-PCR của Việt Nam trong 72 giờ.
Về vấn đề phải có giấy chứng nhận xét nghiệm RT-PCR, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước nói rằng, điều kiện cần trước khi nhập cảnh Nhật Bản là NLĐ phải có chứng nhận xét nghiệm này của Việt Nam trong 72 giờ. Khi nhập cảnh Nhật Bản, NLĐ lại tiếp tục thực hiện xét nghiệm một lần nữa. Sau đó, NLĐ được cách ly 14 ngày theo quy định của nước này như ở lưu trú, doanh nghiệp hoặc nghiệp đoàn. “Chắc chắn NLĐ muốn xuất cảnh phải có 2 chứng nhận xét nghiệm RT-PCR âm tính” – đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định.
Cục Quản lý lao động ngoài nước thông tin như trên cho các doanh nghiệp (DN) biết để hướng dẫn cho NLĐ khi nhập cảnh thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định cách ly của Nhật Bản.
Một số thị trường khác đã tiếp nhận lao động
Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, trong quá trình kích hoạt nền kinh tế, Nhật Bản mở cửa dần dần với người nước ngoài, trong đó ưu tiên LĐ có kỹ thuật cao là những kỹ sư, điều dưỡng EPA, LĐ về phép. Chương trình tuyển chọn điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang học tập và làm việc tại Nhật Bản (chương trình EPA) là hoạt động triển khai Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA). Từ năm 2012 đến nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp các cơ quan của Nhật Bản tuyển chọn, đào tạo tiếng Nhật cho ứng viên điều dưỡng, hộ lý làm việc tại Nhật Bản. Ở đây, phía Nhật Bản ưu tiên cho những NLĐ là kỹ sư, điều dưỡng EPA và NLĐ này đã được cấp visa từ hồi tháng 3.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, với LĐ trong chương trình tuyển chọn điều dưỡng Việt Nam sang học tập và làm việc ở Nhật Bản sẽ được nước này ưu tiên. Cục dự kiến cuối tháng 8, đầu tháng 9 sẽ làm thủ tục xin visa cho hơn 200 LĐ là điều dưỡng EPA sang học tập và làm việc tại Nhật Bản. Lẽ ra, đối tượng LĐ này sẽ được làm xuất cảnh từ tháng 5, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên bị hoãn lại.
Bên cạnh đó, CHLB Đức mới đây đã có văn bản đồng ý Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam cấp thị thực cho công dân Việt Nam sang Đức theo diện du học nghề với tất cả ngành nghề. Trước đó, phía Đức vẫn duy trì việc cấp thị thực cho công dân Việt Nam sang Đức du học ngành điều dưỡng. Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cho hay, thị trường này đã xuất cảnh được một số LĐ ngành điều dưỡng sang làm việc.
Mới đây, thị trường Đài Loan đã tiếp nhận một số LĐ Việt Nam sang làm việc. Những LĐ này đã được cấp visa trước khi có dịch COVID-19. Phía chủ sử dụng có nhu cầu tiếp nhận LĐ và trình Bộ Lao động Đài Loan (Trung Quốc) phương án cách ly theo quy định của y tế.
Đề cập đến việc tháo gỡ khó khăn cho DN và NLĐ, Bộ LĐTBXH đã có yêu cầu các DN thông tin đầy đủ, rõ ràng tới NLĐ các chính sách được hưởng và chủ động trao đổi với các đối tác nước ngoài để đảm bảo NLĐ nhập cảnh hợp pháp, an toàn, đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ tiền lương, sinh hoạt, bảo hiểm của họ theo hợp đồng đã ký.
⇒ Bài được quan tâm: Nên đi XKLĐ nước nào là tốt nhất