Tổng quan đất nước Nhật Bản: Vị trí - Văn hóa - Kinh tế

Tổng quan đất nước Nhật Bản: Vị trí – Văn hóa – Kinh tế

  • Thông tin đơn hàng
  • Số lượng:
  • Độ tuổi:
  • Lương:
  • Thi tuyển:
  • Công việc:
  • Nơi làm việc:
  • Thời hạn hợp đồng:

Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất châu Á. Đây cũng là quốc gia được đông đảo giới trẻ nước ta lựa chọn là điểm đến để học tập và làm việc. Để hiểu rõ hơn về Nhật Bản, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết này nhé.

Bài viết này, NHANLUCTOANCAU sẽ đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến vị trí địa lý, văn hóa con người, đời sống kinh tế, khí hậu thời tiết của Nhật Bản. Bây giờ, chúng ta cùng nhau khám thôi nào!.

Giới thiệu tổng quan về đất nước Nhật Bản

Nhật Bản (được gọi tắt là Nhật, Japan, Nhật Bản Quốc là tên chính thức). Là hoàn đảo được nằm tại vùng Đông Á. Diện tích có tổng là 379.954 km2. Trên thế giới đứng thứ 60, và được nằm phía đông của lục địa Châu Á.

Nhật Bản là đất nước thuộc vùng khí hậu ôn đới và có 4 mùa trong năm rõ rệt. Dọc theo chiều dài của đất nước thì mỗi vùng sẽ có khí hậu khác nhau. Ngoài ra thì Nhật Bản còn được biết đến là một quần đảo của núi lửa. Hiện tại đang có 186 núi lửa đang hoạt động và 6.852 các đảo.

Tổng quan đất nước Nhật Bản

Theo như ước tính thì dân số của Nhật Bản đứng thứ 10 trên thế giới với khoảng 126.9 triệu người (thống kê bởi Wikipedia). Một và tỉnh xung quanh và thủ đô Tokyo là vùng đô thị lớn nhất trên thế giới. Với số dân sinh sống khoảng 35 triệu dân, trong khối OECD là thành phố đông dân thứ 8. Nơi đây cũng là nơi có nền kinh tế đô thị phát triển nhất trên hành tinh.

Nhật Bản còn được gọi là đất nước mặt trời mọc hay đất nước phù tang. Theo như truyền thuyết xa xưa, thì cây dâu rỗng lòng còn được gọi là khổng tang hoặc phù tang. Nơi đây là nơi nghỉ trước khi du hành của thần mặt trời từ Đông sang Tây.

Đơn vị hành chính

Nhật Bản có 10 thành phố lớn gồm: Hiroshima, Tokyo, Sapporo, Kyoto, Osaka, Naha, Fukuoka, Nagoya, Nikko và Yokohama.
Bên cạnh đó Nhật Bản còn có 47 To – Dou – Fu – Ken (có nghĩa là Đô – Đạo -Phủ – Huyện). Trong đó gồm có 1 Đô ( là Tokyo), 1 Đạo (là Hokkaido), 2 Phủ (là Osaka và Kyoto) cùng với 43 huyện.

Kinh tế

Trên thế giới thì nền kinh tế thị trường của Nhật Bản hiện đang đứng thứ 3. Tuy nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo, nhưng ở các lĩnh vực như đóng tàu, sản xuất và phát triển sắt thép, sản xuất vũ khí, chế tạo ô tô… Lại là đất nước đứng hàng đầu trên thế giới.

Nhật Bản đã đạt 192 tỷ USD tổng sản lượng kinh tế vào năm 1940 (quy đổi theo trị giá của USD vào năm 1990). So với các nước như Pháp là 163 tỷ USD, Anh là 316 tỷ USD, Liên Xô là 417 USD, Đức là 387 tỷ USD…

JPY(Yên Nhật) là đơn vị tiền tệ của Nhật Bản. Theo tỷ giá thì 1 JPY sẽ bằng 206 VNĐ, 1 Man sẽ bằng 10.000 Yên (và tương đương với khoảng 2 triệu VNĐ), 1 Sen sẽ bằng 1.000 Yên (và tương đương với khoảng 200.000 VNĐ).

Nền kinh tế Nhật Bản

Khí hậu thời tiết

Đất nước Nhật Bản nằm trong vùng có khí hậu ôn đới với 4 mùa rõ rệt là xuân – hạ – thu – đông. Nhiệt độ và độ ẩm vào mùa hạ ( từ tháng 6 cho đến tháng 8) ở đây tương đối cao. Ngoài ra thì lượng mưa cũng khá lớn, chính vì vậy mà nơi ây thường xuyên phải hứng chịu những thiên tai. Ví dụ như: động đất, sóng thần, bão lũ.

Tuy nhiên thì nhờ vào nền công nghệ ngày càng phát triển. Những tình huống xấu có thể xảy ra sẽ được các nhà nghiên cứu địa chất đo lường và dự báo trước cho người dân trên khắp cả nước.

Khí hậu Nhật Bản

Nhật sẽ đắm chìm trong tuyết vào mùa đông ( từ tháng 12 cho đến tháng 2). Cũng có khi nhiệt độ xuống dưới – 30 độ C.

Ngôn ngữ

Tiếng Nhật là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến tại Nhật Bản. Có nhiều ngữ điệu khác nhau của ngôn ngữ này. Trong đó ngôn ngữ chính có gốc từ phương ngữ Tokyo là ngôn ngữ tiêu chuẩn. Còn ngôn ngữ được sử dụng ở quần đảo Amami và ở Okinawa. Là ngôn ngữ đặc biệt khác so với ngôn ngữ Nhật.

Trong quá khứ thì một số ngôn ngữ khác thuộc tộc Tungus. Được sử dụng ở phía nam của đảo Sakhalin. Ví dụ như: tiếng Evenki và tiếng Orok cùng tiếng Nivkh là ngôn ngữ không rõ nguồn gốc.

Sau khi toàn bộ đảo Sakhalin bị Liên Xô chiếm đóng, đã có một bộ phận người dân di chuyển đến Nhật. Ngoài ra những người tộc Ainu ở Hokkaido đã sử dụng tiếng Ainu đây cũng là ngôn ngữ khác ngoài tiếng Nhật. Việc sử dụng tiếng Nhật ngày càng được phổ biến bắt đầu từ thời Minh Trị. Do đó mà tiếng Ainu đang dần biến mất và là ngôn ngữ hiếm cần được lưu giữ và bảo tồn.

Con người Nhật Bản

Người Nhật có đặc tính vô cùng dẻo dai, khỏe mạnh, họ có thể đứng làm việc cả ngày ngay cả phụ nữ. Hoặc thậm chí họ vẫn hăng hái làm việc khi đã ở tuổi 70 đến 80. Bởi vì họ rất yêu thích làm việc chứ không phải họ tham tiền. Đây cũng chính là lý do người Nhật được gọi là Labor animal trên thế giới (con vật lao động).

Con người Nhật Bản có tính cách vô cùng đặc biệt. Chắc có lẽ nhờ vào tính cách này mà người Nhật đã biến khí hậu khắc nghiệt, nguồn tài nguyên nghèo nàn. Trở thành cường quốc đứng thứ 3 trên thế giới.

Tính cách con người Nhật Bản

Một số tính cách đặc trưng của người Nhật:

  • Người Nhật thường có tính cách hiếu kỳ và rất nhạy cảm đối với nền văn hóa nước ngoài. Để có thể bắt kịp trào lưu đó thì họ luôn chăm chỉ học hỏi và tìm tòi.
  • Đối với người dân Nhật Bản thì trình độ học vấn sẽ là điều quan trọng nhất. Ngoài ra thì thu nhập, địa vị xã hội, địa ị gia thế không quan trọng.
  • Bản sắc dân tộc của mình luôn được giữ, tuy nhiên đối với những nền văn hóa hiện đại mới họ vẫn sẵn sàng tiếp nhận.
  • Một trong những điều không thể tìm thấy ở những quốc gia phương đông khác đó chính là tinh thần làm việc tập thể rất cao.Cái chung sẽ được đề cao và cái tôi cá nhân sẽ được gạt đi trong công việc .
  • Cũng có lúc họ sẽ cạnh tranh gay gắt, tuy nhiên cũng có lúc muốn đạt được mục đích chung thì họ sẵn sàng bắt tay với nhau.
  • Người Nhật có bản tính không thích đối kháng, nhất là việc đối đầu cá nhân. Họ có thể phớt lờ đi sự thật để giữ gìn sự hòa hợp. Đối với họ cốt tử đó là sự hòa bình, sự nhất trí, uy tín và thể diện.
  • Trung thành và chăm chỉ là đức tính của người Nhật.

Các dân tộc của Nhật Bản

Hiện tại thì đất nước Nhật có 3 dân tộc sinh sống cùng nhau gồm:

Dân tộc Yamato

Dân tộc Yamato ( Wajin) đã từng sinh sống tại vùng Hondo ( ngay nay là vùng Shikoku, Honshu, Kyushu). Hiện nay thì đa số người dân của Nhật đều là con cháu của dân tộc này.

Dân tộc Ainu

Hòn đảo Hokkaido cùng một số các hòn đảo được trải dài từ Hokkaido cho đến Nga. Là nơi sinh sống chủ yếu của dân tộc Ainu. Phong tục tập quán và ngôn ngữ của Dân tộc Ainu khác hoàn toàn so với dân tộc Yamato ( người Nhật Hondo).
Chính phủ Minh Trị đã bắt đầu khai phá vùng Hokkaido vào năm 1868 – 1912. Bắt đầu biết vùng đất này thành lãnh thổ của mình bằng cách đưa người dân đến đây sinh sống. Sau đó người dân bản địa Ainu đã được chính quyền Minh Trị trao quyền công dân. Và họ đã được trở thành công dân Nhật Bản.

Dân tộc Ryuku

Tỉnh Okinawa của quần đảo Amami là nơi sinh sống của dân tộc Ryukyu. Ngày nay thuộc tỉnh Kagoshima. So với dân tộc Yamato thì Dân tộc Ryukyu cũng có phong tục và ngôn ngữ khác hoàn toàn. Nhờ vào việc giao thương với Trung Quốc mà dân tộc Ryukyu đã tường là vương quốc rất hưng thịnh và phát triển.
Vương quốc Ryukyu đã bị xâm lược thời Edo, Satsuma-han vào năm 1609. Bị biến thành chư hầu của đất nước Nhật. Vương quốc Ryukyu đã bị phế bỏ từ thời Minh Trị vào năm 1871 dưới thời Edo. Khu vực quản lý của Hondo đã được đặt Okinawa và vương quốc Ryukyu đã trở thành 1 phần của Nhật.

Tín ngưỡng tôn giáo

Về tôn giáo thì Nhật bản là quốc gia phức tạp nhất trên thế giới. Hai tôn giáo được thống trị tại nước Nhật bao gồm: Phật giáo với các tổ chức liên quan và Thần đạo – Shinto.

Đạo Khổng cũng rất được người Nhật coi trọng. Tuy nhiên thì đối với họ đạo Khổng không được theo chuẩn mực đạo đức so với tôn giáo.

Văn hóa & phong tục tập quán

Những nét văn hóa đặc trưng của người Nhật

Văn hóa chào hỏi

Cho dù trong cuộc sống hàng ngày hay trong học tập, công việc, tiệc tùng…  Khi bắt đầu hay kết thúc thì cái cúi chào cũng sẽ đi kèm với lời chào của người Nhật.
Những quy tắc mà người Nhật luôn tuân thủ theo:

  • Người nào thấy trước sẽ chào trước.
  • Những người nhỏ tuổi hay cấp dưới sẽ chào trước.
  • Thói quen bắt tay không có ở người Nhật. Tuy nhiên thì cũng không thất lễ khi bắt tay.

Cách chào cơ bản của người Nhật đó là: Hai người sẽ đứng cách nhau một khoảng cách, cuối thân mình xuống khoảng từ 20 độ cho đến 30 độ, giữ nguyên tư thế trong vòng từ 2 giây cho đến 3 giây. Chụm 2 tay vào nhau tại vị trí phía dưới của cơ thể cúi chào đối với phụ nữ và tay không cầm gì. Sẽ đứng dậy và cúi chào nếu như đang ngồi ghế. Hoặc 2 tay sẽ đặt xuống sàn nếu như đang ngồi sàn, hai bàn tay sẽ úp sấp và cách nhau từ 10 cho đến 20cm. Đầu cúi thấp xuống sàn khoảng từ 10 cho đến 15cm.

Văn hóa xin lỗi

Ở Nhật Bản lời xin lỗi sâu sắc được thể hiện bằng hành động ngồi quỳ sát đất. Tuy nhiên thì hành động này tại nước ngoài được xem là việc thờ cúng. Không có ý nghĩa gì liên kết đến việc xin lỗi.

Trang phục truyền thống

Áo Kimono được biết đến là trang phục truyền thống của người Nhật. Theo như tiếng Nhật thì Kimono được hiểu theo nghĩa là đồ để mặc.

Hiện nay thì theo như tính chất của công việc cũng như sự hội nhập quốc tế. Kimono không sử dụng trong việc mặc hàng ngày giống như trước. Mà chỉ được sử dụng tại các lễ hội, lễ tết, tiệc cưới….. Kimono của phụ nữ  thường mặc phổ biến và có hoa văn và màu sắc nổi bật. Ngược lại thì những bộ Kimono của nam giới sẽ không có hoa văn và tối màu.

Kimono là trang phục truyền thống của người Nhật Bản

Đặc biệt nhất đó là chỉ có một size duy nhất dành cho bộ đồ Kimono của nữ. Có 2 loại Kimono đó chính là tay ngắn và tay rộng. Người muốn mặc có thể lựa chọn theo sở thích của mình. Vào mùa hè thì người Nhật thường mặc Yukata từ vải cotton giúp thoáng khí và nhẹ nhàng.

Đối với những chỗ đông người và trịnh trọng thì không được phép mặc Yukata. Vì nó tương tự như đồ ngủ của phong cách xưa

Văn hóa ẩm thực

Món ăn đầu tiên khi nhắc đến nền ẩm thực của Nhật Bản đó chính là Sushi món ăn nổi tiếng nhất. Được chế biến từ rất nhiều các nguyên liệu khác nhau. Ví dụ như: cua, tôm, cá, rau… được gói cùng với đường, giấm, muối…

Sushi là một món ăn rất đa dạng, phần cơm trộn với giấm là điểm chung không thay đổi. Những món ngon được nổi tiếng ở Nhật Bản có thể kể đến như: Tempura, Sushi & Sashimi, mì Soba, mì Udon, mỳ Ramen….. Nếu như có cơ hội đến với đất nước Nhật hãy thử những món ăn này nhé bạn.

Văn hóa ăn uống

Trước khi bắt đầu dùng bữa thì người Nhật sẽ đợi đông đủ các thành viên trong gia đình. Sau đó sẽ đợi những người lớn tuổi sẽ dùng bữa trước. Bạn cũng nên nhớ rằng không được ngồi một mình và ngồi xuống trước.

“Xin cảm ơn tất cả mọi người” hoặc “cạn chén” sẽ được cùng nhau nói. Ngoài ra trước khi bắt đầu bữa ăn thì người ta sẽ cảm ơn những động vật và thực vật. Đã đánh đổi mạng sống của nó mà họ có bữa ăn ngon bằng câu nói mỳ Ramen”.

Văn hóa ăn uống của người Nhật

Khi ăn cơm vẫn còn giữ nguyên thói quen bằng đũa. Tuy nhiên thì đũa không nên để theo hướng dọc mà để theo hướng ngang. Theo như quan niệm của người Nhật thì sẽ không tốt khi để thẳng đũa vào người khác. Kiêng bới thức ăn hoặc ngoáy thức ăn. Điều mà bạn cần chú ý đó là không được để lại đồ ăn thừa rơi vãi trên bàn đây là hành vi mất lịch sự.

Lối sống hàng ngày

Lối sống của người Nhật cực kì ngăn nắp và tỉ mỉ. So với nhà riêng của Châu Âu và Mỹ thì nhà của người Nhật nhỏ hơn. Thay vì lựa chọn sống tại các nhà riêng thì người Nhật lựa chọn sống tại các căn chung cư.

Thông qua đồ đạc, và các trang trí nhà cửa thể hiện lối sống giản dị của họ. Chính vì đất nước của họ thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề từ các thiên tai. Nên họ càng tối giản các đồ nội thất trong nhà càng tốt. Sự đơn giản và tinh tế vẫn toát nên được vẻ đẹp cho không gian.

Đồng hồ là món đồ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Nhật. Bởi đúng hẹn cũng như giờ giấc là vấn đề mà họ cực kỳ quan tâm.

Vấn đề về quy định trong xã hội luôn được tất cả người Nhật đặt lên hàng đầu. Đối với tiềm thức của mỗi người thì nó đã được ăn sâu vào trong. Lời hứa rất được họ coi trọng họ sẽ không hứa hẹn nếu như họ không chắc chắn điều gì. Đối với người Nhật thì sự thất hứa là điều kiêng kị nhất.

Văn hóa trà đạo

Một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Nhật đó chính là trà đạo. Cả thế giới phải nghiêng mình thán phục về sự tinh tế và cầu kỳ của nó. Những phép tắc trong pha trà, uống trà thì văn hóa trà đạo không đơn giản chỉ là phép tắc. Mà đó còn là những giá trị cần có của bản thân họ.

Thông qua 4 chữ Hòa – Kính – Thanh – Tịnh để thể hiện nét trà đạo. Bên trong đó “hòa” chính là sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người. “Kính” chính là sự tôn trọng bề trên tình yêu thương dành cho bố mẹ, bạn bè và cả con cháu. “Thanh” chín là tâm hồn thanh khiết thanh tịnh. “Tịnh” có nghĩa là sự vắng lặng yên tĩnh để mang đến cho con người sự nhẹ nhàng và thoải mái.

Những điều cấm kỵ ở Nhật Bản

Những điều cấm kỵ, tuyệt đối không nên làm ở Nhật

Nền văn hóa của Nhật Bản đặc biệt với rất nhiều các phong tục và nghi lễ khác lạ. Chính vì vậy mà bạn cần phải lưu ý những điều cấm kỵ dưới đây khi sang Nhật:

  • Không đi bộ về phía bên phải
  • Luôn đi vào vạch kẻ đường khi sang đường
  • Hút thuốc ngoài trời sẽ bị phạt rất nặg
  • Không xả rác bừa bãi nếu không muốn bị phạt
  • Không chỉ tay vào người khác
  • Gọi tên bộ phận nhạy cảm
  • Không gây ồn ào trên tàu điện ngầm
  • Ngồi bắt chéo chân
  • Không ăn khi đang đi lại
  • Không cần đưa tiền tip
  • Không đổ nước sốt đậu nành lên cơm trắng
  • Không mặc đồ bơi khi tắm suối nước nóng

Trên đây bài viết giới thiệu tổng quan đất nước Nhật Bản. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp cho bạn có thể hiểu rõ hơn về “đất nước mặt trời mọc” và dễ dàng lên kế hoạch cho hành trình sắp tới của mình. Chúc các bạn thành công!.

Đừng quên đón đọc các bài viết mới nhất về đất nước mặt trời mọc tại chuyên mục “thông tin Nhật Bản” các bạn nhé!.

Theo dõi
Thông báo
guest
0 Lượt bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận