Xuất khẩu lao động Hàn Quốc - Cơ hội đổi đời cho lao động Việt

Xuất khẩu lao động Hàn Quốc – Cơ hội đổi đời cho lao động Việt

xuat khau lao dong han quoc
  • Thông tin đơn hàng
  • Số lượng:
  • Độ tuổi:
  • Lương:
  • Thi tuyển:
  • Công việc:
  • Nơi làm việc:
  • Thời hạn hợp đồng:

Số người lựa chọn Hàn Quốc để đi xuất khẩu lao động không ngừng tăng cao mỗi năm. Bởi đất nước Hàn Quốc có nền kinh tế phát triển và nhiều điểm phù hợp với lao động Việt. Nhưng điều kiện xuất khẩu lao động Hàn Quốc có khó không? Chi phí có cao không? Hãy cùng xác định câu trả lời qua bài viết dưới đây.

xuất khẩu lao động hàn quốc
Hàn Quốc – Thị trường xuất khẩu lao động hấp dẫn lao động Việt

Hiện nay có thể đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc không?

Hiện tại chương trình đi lao động Hàn Quốc EPS đã có quyết định thực hiện trở lại theo ghi nhớ MOU ký ngày 22/03/2018. Hiện trung tâm lao động ngoài nước vẫn cho người lao động đăng ký tham gia chương trình này bình thường.

Mặc dù, chính phủ Hàn Quốc đã mở cửa cho lao động Việt Nam sang Hàn. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là sự “hé mở” chứ chưa chính thức rộng mở để đón chào như trước.

Điều đó đồng nghĩa với việc chỉ tiêu lao động Việt Nam sang Hàn làm việc vẫn còn bị hạn chế ít ỏi. Trong trường hợp số lượng lao động Việt Nam tại Hàn Quốc bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp vân tăng cao thì rất có thể bản ghi nhớ MOU sẽ bị đóng lại.

Vì sao người Việt thích đến Hàn Quốc làm việc?

So với các nước phương Tây, Hàn Quốc là thị trường lao động quen thuộc với người Việt. Mỗi năm đều có nhiều người Việt chọn xuất khẩu lao động Hàn Quốc theo các con đường khác nhau. Dù đến thời điểm hiện tại, việc xuất khẩu lao động đã khó khăn hơn giai đoạn 5 – 10 năm trước nhưng sức hút của thị trường này chưa từng suy giảm.

Hàn Quốc là thị trường lao động quen thuộc với người Việt

Chia sẻ về lý do khiến xuất khẩu lao động Hàn Quốc trở nên hấp dẫn, anh Nguyễn Văn Nam – người từng đến Hàn Quốc theo diện xuất khẩu lao động và đang định cư tại thành phố Goyang, tỉnh Gyeonggi cho biết:

  • Hàn Quốc là nước có kinh tế phát triển. Vì vậy, tại Hàn Quốc, lao động Việt có thể nhận được mức lương tốt và nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
  • Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết các văn bản liên quan đến việc đưa người lao động đến nước này làm việc. Điều này giúp lao động Việt có thể đến Hàn Quốc hợp pháp, được cơ quan chức năng hỗ trợ tối đa.
  • Vì là thị trường lao động lớn nên kinh nghiệm XKLĐ Hàn Quốc giúp ích rất nhiều cho người lao động trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm ở trong nước hay các nước phát triển khác….

Các diện xuất khẩu lao động Hàn Quốc chính 

Hiện lao động Việt Nam có thể đến Hàn Quốc làm việc theo chương trình của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Đây là con đường hợp pháp với chi phí cực thấp. Tuy nhiên, số lao động được tuyển dụng mỗi đợt không cao. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, lao động được tuyển là người đã từng xuất khẩu lao động Hàn Quốc về nước đúng hạn hoặc người thuộc diện chính sách, ưu tiên. 

Vì vậy, ngoài chỉ tiêu của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, nhiều lao động đang chọn con đường thứ hai là đi theo chương trình của các trung tâm môi giới việc làm, công ty chuyên xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Con đường này thường có số chỉ tiêu cao, cơ hội rộng mở. Người lao động cũng được hỗ trợ tận tình hơn. Nhưng đồng thời, chi phí mà người lao động cần bỏ ra cũng lớn hơn….

Ngoài ra, người lao động Việt cũng có thể đến Hàn Quốc theo diện vừa học vừa làm, đoàn tụ người thân…

Điều kiện để xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Người XKLĐ Hàn Quốc phải tham gia học và thi đạt chứng chỉ tiếng Hàn KLPT

Với người lao động Việt, Hàn Quốc là một trong những thị trường tiềm năng nhất. Xuất khẩu lao động Hàn Quốc đang mở ra cơ hội đổi đời cho bản thân người lao động và các thành viên trong gia đình. Hơn nữa, điều kiện để XKLĐ Hàn Quốc không quá khó khăn. Người lao động chỉ cần đảm bảo các điều kiện tối thiểu gồm: 

  • Là nam/ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 39
  • Có sức khỏe tốt. Nam cao trên 1m60, nặng từ 50kg. Nữ cao trên 1m50, nặng từ 45kg. Hơn nữa, người lao động phải tham gia khám sức khỏe và đảm bảo yêu cầu của nhà tuyển dụng Hàn Quốc và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
  • Tùy theo diện xuất khẩu lao động mà người lao động cần tốt nghiệp THCS, THPT, trung cấp, cao đẳng. Bằng cấp càng cao, kinh nghiệm càng phong phú thì cơ hội việc làm tại Hàn Quốc càng rộng mở.
  • Tuân thủ pháp luật. Không có tiền án, tiền sự. Không bị cấp xuất cảnh khỏi Việt Nam hoặc cấp nhập cảnh vào Hàn Quốc.
  • Không có người thân (cùng có tên trong sổ hộ khẩu) bỏ trốn, định cư bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
  • Tham gia thi và đạt chứng chỉ KLPT (EPS- TOPIK) theo yêu cầu của đơn hàng….

Chi phí để xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Chi phí xuất khẩu lao động Hàn Quốc so với các thị trường khác thì không hề nhỏ. Nhưng so với những gì người lao động nhận được thì mức chi phí này không hề cao. Dưới đây là những chi phí tối thiểu mà người lao động cần chi trả để XKLĐ Hàn Quốc (chi phí theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội): 

  • Lệ phí nộp cho Trung tâm việc làm nước ngoài (bao gồm tiền hồ sơ, lệ phí xin visa, vé máy bay…): 630 USD
  • Chi phí bảo hiểm: 500 USD. Trong đó, chi phí bảo hiểm rủi ro là 50 USD, chi phí hồi hương là 450 USD. Nếu làm việc đúng theo hợp đồng, về nước đúng hạn thì khi về Việt Nam người lao động sẽ nhận lại khoản chi phí hồi hương. 
  • Lệ phí thi tiếng Hàn: 24 USD.
  • Tiền ký quỹ: 100 triệu VNĐ ký quỹ tại Ngân hàng chính sách xã hội địa phương. Số tiền này sẽ được hoàn trả khi người lao động tuân thủ, kết thúc hợp đồng. 
Chi phí XKLĐ Hàn Quốc tương đối dễ chịu

Như vậy, tổng chi phí xuất khẩu lao động Hàn Quốc là từ 1,154 USD (tương đương với 26.5 triệu VNĐ) + 100 triệu VNĐ tiền ký quỹ. Nếu bạn chọn xuất khẩu lao động qua công ty môi giới việc làm, tổng chi phí sẽ cao hơn. Trường hợp người lao động chưa biết tiếng Hàn, không đủ điều kiện tham gia thi chứng chỉ KLPT (EPS- TOPIK) thì sẽ phải bỏ thêm thời gian, tiền bạc để thi chứng chỉ quan trọng này….

Mức lương, chi phí sinh hoạt khi làm việc tại Hàn Quốc

Người xuất khẩu lao động Hàn Quốc đang có 2 lựa chọn chính là đi theo visa lao động phổ thông (visa E9) và đi theo visa kỹ sư tại Hàn Quốc (visa E7). Tùy vào diện xuất khẩu lao động và loại visa được chọn mà mức lương của người lao động sẽ có sự thay đổi lớn. Cụ thể:

  • Lao động phổ thông tại Hàn Quốc đang có thu nhập trung bình từ 30 – 40 triệu VNĐ/ tháng
  • Lao động tay nghề cao (diện kỹ sư) tại Hàn Quốc đang có thu nhập tối thiểu là từ 60 triệu VNĐ/ tháng.

Không chỉ có mức lương hấp dẫn mà chi phí sinh hoạt tại Hàn Quốc cũng không quá cao. Một số khảo sát thực tế với người đang sinh sống, làm việc tại Hàn Quốc cho thấy, nếu chi tiêu tiết kiệm, người lao động chỉ tốn từ 10 – 15 triệu VNĐ/ tháng tiền sinh hoạt phí. Nghĩa là trừ sinh hoạt phí, người lao động phổ thông vẫn còn từ 15 – 30 triệu VNĐ/ tháng. 

Người lao động làm việc tại Hàn Quốc hoàn toàn có thể tích lũy được 30 triệu đồng/tháng trở lên

Sau khi kết thúc hợp đồng kéo dài 4 năm 10 tháng (đi theo chương trình của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) và trừ tất cả chi phí liên quan, bạn có thể tiết kiệm được hàng tỷ đồng. Khoản tiền lớn hơn rất nhiều so với việc là lao động phổ thông tại Việt Nam. Điều này khiến XKLĐ Hàn Quốc càng thêm hấp dẫn, càng trở thành lựa chọn hoàn hảo của những bạn trẻ năng động, muốn nắm bắt cơ hội đổi đời.

Ngành nghề XKLĐ Hàn Quốc

Khoảng thời gian từ năm 1990 – 2012 được ví như thời hoàng kim của xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Trong giai đoạn này, số lao động Việt đến Hàn Quốc không ngừng tăng nhanh với cơ hội việc làm rộng mở. Tuy nhiên, từ sau năm 2012, việc XKLĐ Hàn Quốc đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều. 

Lý do chính đến từ việc người lao động Việt đến Hàn Quốc phá hợp đồng, cư trú bất hợp pháp. Thậm chí, đến thời điểm hiện tại vẫn có hàng chục nghìn người lao động Việt cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Thực trạng này khiến Chính phủ và nhiều nhà tuyển dụng Hàn Quốc e ngại. Khiến công dân ở một số huyện thuộc các tỉnh thường xuyên có lao động bỏ trốn như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang bị cấm xuất khẩu lao động Hàn Quốc.

Dù không thuộc địa phương bị cấm thì việc XKLĐ Hàn Quốc cũng khó khăn hơn nhiều. Do đó, nếu bạn quyết tâm đến Hàn Quốc làm việc thì càng nên chọn những ngành nghề đang cần nhiều lao động như:

  • Trồng trọt rau quả, công nhân chế biến thực phẩm
  • Công nhân đi biển, đánh bắt thủy hải sản
  • Sản xuất chế tạo thuộc lĩnh vực cơ khí, may mặc
  • Công nhân quét sơn, lắp đặt cốp pha, giàn giáo….

Quy trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Xuất khẩu lao động Hàn Quốc là quá trình gồm nhiều bước. Tuy nhiên, có thể tóm gọn thành 7 bước chính mà phần lớn người lao động đều cần trải qua. Đặc biệt là những lao động chọn tham gia chương trình EPS của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Đó là: 

  • Bước 1: Học và thi chứng chỉ KLPT (EPS- TOPIK) 
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của cơ quan chức năng
  • Bước 3: Chờ chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn và ký hợp đồng
  • Bước 4: Nộp lệ phí cho Trung tâm lao động ngoài nước và nộp tiền ký quỹ (100 triệu VNĐ).
  • Bước 5: Tham dự khóa bồi dưỡng kiến thức trước khi xuất cảnh.
  • Bước 6: Đến Hàn Quốc làm việc theo đúng hợp đồng đã ký.
  • Bước 7: Kết thúc, thanh lý hợp đồng và nhận lại tiền ký quỹ.

Hy vọng những thông tin về xuất khẩu lao động Hàn Quốc trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp với NHANLUCTOANCAU để được tư vấn & hỗ trợ!

Ngoài Hàn Quốc thì hiện nay có rất nhiều thị trường xuất khẩu lao động mở cửa tiếp nhận lao động Việt Nam. Dưới dây, chúng tôi sẽ liệt kê các thị trường xuất khẩu lao động phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm từ phía người lao động. Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu về thị trường nào, nhãy nhấn vào liên kết để chuyển đến bài viết chi tiết mà chúng tôi đã biên tập nhé.

XKLĐ Nhật Bản XKLĐ Canada
XKLĐ Singapore XKLĐ Macao
XKLĐ Rumani XKLĐ Đài Loan
XKLĐ Trung Đông XKLĐ Đức

    Hãy nhập SỐ ĐIỆN THOẠI nếu bạn cần chúng tôi gọi lại để tư vấn chi tiết


    ⇒ Bài viết được quan tâm: Năm 2021 nên chọn nước nào để đi XKLĐ?

    Theo dõi
    Thông báo
    guest
    0 Lượt bình luận
    Inline Feedbacks
    Xem tất cả các bình luận