Hướng dẫn thủ tục bảo lãnh Vợ/Chồng sang Nhật 2024

Hướng dẫn thủ tục bảo lãnh Vợ/Chồng sang Nhật 2024

  • Thông tin đơn hàng
  • Số lượng:
  • Độ tuổi:
  • Lương:
  • Thi tuyển:
  • Công việc:
  • Nơi làm việc:
  • Thời hạn hợp đồng:

Hiện nay số lượng người lao động Việt Nam đang sống và làm việc tại Nhật Bản là rất lớn. Cũng do đó mà nhu cầu bảo lãnh Vợ hoặc Chồng sang Nhật Bản của người lao động cũng tăng cao. Bài viết này, nhanluctoancau.com sẽ chia sẻ tới các bạn thủ tục để bảo lãnh Vợ/Chồng sang Nhật Bản sinh sống một cách chi tiết và đầy đủ nhất.

Thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật Bản sống và làm việc

1. Nên sang Nhật sinh sống cùng Vợ/Chồng hay không?

Cuộc sống tại Nhật Bản, từ mức lương, chế độ đãi ngộ đến xã hội, giáo dục đều được đánh giá rất cao, cộng với việc khi sang Nhật sẽ được đoàn tụ cùng Vợ hoặc Chồng khiến cho nhiều người hy vọng đến một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Thế nhưng những khó khăn của việc sinh sống tại nước ngoài mà các bạn có thể phải đối mặt như:

1.1. Ngôn ngữ

Việc không biết tiếng Nhật sẽ là khó khăn đầu tiên cho bạn khi quyết định sang Nhật cùng Vợ hoặc Chồng. Việc khác biệt ngôn ngữ sẽ hạn chế sự giao tiếp của bạn, đặc biệt là trong các trường hợp khẩn cấp như ốm đau. Thế nên nếu xác định cùng Vợ hoặc Chồng sang Nhật thì bạn nên học tiếng càng sớm càng tốt.

1.2. Chi phí sinh hoạt

Mặc dù mức lương làm việc tại Nhật rất cao, nhưng chi phí sinh hoạt thì cũng cao không kém. Do đó, nếu chỉ trông chờ vào đồng lương của chồng chắc chắn sẽ khó dư dả, đặc biệt là trong trường hợp nuôi con nhỏ. Vì thế nhiều người vợ theo chồng sang Nhật thường lựa chọn đi làm thêm.

1.3. Việc học cho con

Tại Nhật Bản, để có thể xin cho con vào trường công thì điều kiện bắt buộc là mẹ phải có việc làm chính thức (không tính làm thêm), còn trường tư thì học phí lại rất cao khiến cha mẹ cần gồng gánh nhiều hơn. Đây chính là vấn đề khó khăn mà rất nhiều các cặp vợ chồng trẻ gặp phải.

Sống ở một quốc gia có chi phí sinh hoạt đắt đỏ như Nhật Bản khiến nhiều người phải đắn đo suy nghĩ

2. Điều kiện bảo lãnh Vợ/Chồng sang Nhật

Dù bạn là du học sinh bảo lãnh Vợ/Chồng sang Nhật hay là lao động kỹ sư, lao động phổ thông muốn bảo lãnh Vợ/Chồng sang Nhật thì đều cần đáp ứng các điều kiện sau:

2.1. Tình trạng hiện tại

Người bảo lãnh phải là người đang sinh sống, làm việc tại Nhật Bản hợp pháp. Và tất nhiên là visa phải còn thời hạn.

2.2. Đủ khả năng tài chính

Người bảo lãnh cần phải chứng minh được rằng mình có đủ năng lực về tài chính để chu cấp cho vợ hoặc chồng mình sau khi sang Nhật sinh sống. Không có quy định tối thiểu hay yêu cầu cụ thể mà thông thường cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ dựa vào tình hình tài chính thực tế của người bảo lãnh và của cả gia đình để xem xét.

2.3. Thông tin về công ty người đang làm việc tại Nhật của người bảo lãnh

Đây là yếu tố để xác định khả năng ổn định tài chính của người bảo lãnh, công ty nơi người bảo lãnh đang làm việc phải chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ như thuế đối với nhà nước.

2.4. Các thông tin khác

Trong thời gian sinh sống và làm việc ở đây, người bảo lãnh phải là người luôn tuân thủ đầy đủ việc đóng thuế, bảo hiểm, các hóa đơn…

3. Hồ sơ thủ tục cần chuẩn bị tại Việt Nam

  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn: Dịch sang tiếng Nhật và công chứng (1 bản).
  • Hộ chiếu: 1 bản photo và hộ chiếu cần còn hiệu lực.
  • Ảnh 3×4 của người cần được bảo lãnh: 1 chiếc.
  • Ảnh chụp chung: có mặt cả hai vợ chồng, có thể là ảnh kết hôn hoặc ảnh toàn gia đình.
  • Đơn xin cấp tư cách lưu trú tại Nhật, có trình bày lý do xin bảo lãnh như: muốn gia đình sống gần nhau hơn, để có thể chăm sóc, qua để sinh con….

4. Hồ sơ thủ tục cần chuẩn bị tại Nhật

  • Hộ chiếu: 1 bản photo và hộ chiếu cần còn hiệu lực.
  • Thẻ tư cách lưu trú: 1 bản photo.
  • Xác nhận tư cách lưu trú: 1 bản, xin ở nơi bạn đang cư trú.
  • Giấy xác nhận đang làm việc tại doanh nghiệp Nhật: xin dấu của công ty. Hoặc bản photo giấy phép đăng ký kinh doanh đối với người đang kinh doanh tại Nhật.
  • Bảng tổng hợp lương với người chưa làm việc tại Nhật đủ 1 năm: xin công ty tổng hợp các bảng lương trước đây vào 1 tờ giấy A3, đã bao gồm các khoản trừ thuế, bảo hiểm…
  • Giấy xác nhận thuế, đóng thuế: 01 bản, xin tại Tòa thị chính thành phố, quận hoặc cửa tiếp dân.
  • Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng: 1 bản.
  • Phong bì: có dán sẵn tem và có ghi sẵn địa chỉ người nhận.
  • Đơn xin tư cách lưu trú: 1 bộ gồm 3 tờ, mẫu giấy này bạn có thể xin tại cục Xuất Nhập Cảnh gần nơi ở hoặc trực tiếp download trên trang: http://www.moj.go.jp

5. Địa điểm và thời gian xin visa bảo Vợ/Chồng lãnh sang Nhật

Địa điểm người bảo lãnh cần đến để cần nộp hồ sơ là Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc văn phòng quản lý xuất nhập cảnh ở tỉnh, thành phố nơi người bảo lãnh đang sống.

Sau khi hồ sơ được Cục quản lý xuất nhập cảnh xét duyệt thì sẽ được trả về theo đường bưu điện đến đúng địa chỉ ghi trên phong bì thư đã được chuẩn bị trước. Sau đó người bảo lãnh cần gửi các giấy tờ này về cho Vợ hoặc Chồng của mình tại Việt Nam.

Sau đó người được bảo lãnh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp đơn xin visa sang Nhật Bản tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Việt Nam theo địa chỉ:

  • Hà Nội ở số 27 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh ở số 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Văn phòng Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội

6. Một số lưu ý khác khi bảo lãnh Vợ/Chồng sang Nhật

6.1. Ghi nhớ mã số hồ sơ của mình

Khi người bảo lãnh nộp hồ sơ thì người của cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ kiểm tra qua, nếu không có vấn đề gì sẽ nhận được 1 phiếu có ghi mã số hồ sơ của mình. Các bạn nhớ mã số này, khi có vấn đề về hồ sơ mà liên lạc cho họ thì đọc mã số này để Cục quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra.

6.2. Thời gian nhận kết quả

Thời gian trả kết quả khi làm thủ tục bảo lãnh Vợ/Chồng sang Nhật thường thường sẽ mất khoảng 1 tháng trong trường hợp hồ sơ đầy đủ không có vấn đề gì. Còn trong trường hợp thiếu thiếu hồ sơ thì sẽ mất khoảng 2 – 3 tháng do cục sẽ yêu cầu bạn bổ sung hồ sơ.

6.3. Thời gian làm việc cho phép tại Nhật

Người được bảo lãnh khi sang Nhật theo diện này thì sẽ sang theo dạng “Visa gia đình”. Vì thế nếu người được bảo lãnh muốn đi làm việc cần phải làm thủ tục để xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú. Khi được chấp nhận thì sẽ được làm việc 28h/1 tuần (làm thêm).

Ngoài ra người được bảo lãnh muốn đi làm việc bình thường thì cần phải tìm được việc làm, ký hợp đồng lao động và làm thủ tục xin đổi từ “Visa gia đình” sang “Visa lao động”.

6.4. Thời hạn visa khi được bảo lãnh sang Nhật

Thời gian visa sống tại Nhật của người  được bảo lãnh phụ thuộc và giống như thời gian visa của người bảo lãnh.

Trên đây là thông tin chi tiết về thủ tục hồ sơ cũng như cách thức để làm thủ tục bảo lãnh Vợ hoặc Chồng sang Nhật Bản sinh sống và làm việc. Nếu còn bất cứ điều gì cần sự tư vấn của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ: 0844288228 để được hỗ trợ kịp thời. Chúc các bạn thành công!.


⇒ Bài đọc liên quan

Theo dõi
Thông báo
guest
0 Lượt bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận