Hầu hết người lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản (XKLĐ Nhật Bản) đều phải vay vốn ngân hàng. Bởi chi phí XKLĐ Nhật Bản không hề nhỏ và người đi XKLĐ Nhật Bản đều thuộc diện kinh tế khó khăn. Vậy muốn vạy vốn ngân hàng để đi XKLĐ Nhật Bản phải làm thế nào? Thủ tục để vay vốn ngân hàng ra sao?. Hãy cùng nhanluctoancau.com tìm hiểu nhé!.
Hiện tại, có 3 ngân hàng phổ biến mà người lao động có thể vay vốn để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đó là: Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (VIETINBANK) và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông (AGRIBANK). Bây giờ, chúng ta cùng nhau tìm hiểu chi tiết các quy trình, thủ tục vay vốn đi XKLĐ Nhật Bản tại các ngân hàng này nhé!.
Nội dung bài viết
I. Ngân hàng hỗ trợ vay vốn đi XKLĐ Nhật Bản
1. Vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội
– Đối tượng được vay vốn: Điều kiện để được vay vốn ở ngân hàng này đó là gia đình bạn phải thuộc diện chính sách (con thương binh, liệt sĩ..)
– Số tiền được vay: tối đa 80% số tiền cần thiết trong hợp đồng mà người đi lao động ký với doanh nghiệp được cấp phép làm dịch vụ xuất khẩu lao động. Riêng những lao động đi làm việc tại Malaysia sẽ được hỗ trợ cho vay 100% số tiền trong hợp đồng.
– Thời hạn vay vốn bằng với thời gian bạn hợp đồng đi xuất khẩu lao động nước ngoài.
– Lãi suất: 0,5% /tháng.
2. Vay vốn tại ngân hàng Vietinbank
– Đối tượng được vay vốn: Không quá 60 tuổi đối với chủ hộ và 50 tuổi đối với lao động. Không có nợ xấu ở bất kỳ nơi khác.
– Số tiền được vay: tối đa 70% chi phí cần thiết đi xuất khẩu lao động trong hợp đồng giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.
– Thời hạn vay: tối đa bằng thời gian đi lao động tại nước ngoài.
– Bảo lãnh thế chấp: Số tiền được vay tối đa bằng 70% giá trị của tài sản thế chấp.
3. Vay vốn tại ngân hàng Agribank
– Đối tượng được vay vốn: Tất cả đối tượng có nhu cầu đi xuất khẩu lao động sẽ được ngân hàng hỗ trợ cho vay. Đối với hộ gia đình, chủ hộ sẽ đứng ra vay vốn. Với những người độc thân sẽ vay trực tiếp và phải có thế chấp theo quy định của ngân hàng.
– Số tiền được vay: 80% chi phí cần đi được ghi trong hợp đồng.
– Thời hạn được vay: Tối đa bằng với thời gian ghi trong hợp đồng xuất khẩu lao động.
– Bảo lãnh thế chấp: Ngân hàng sẽ yêu cầu có bảo lãnh từ bên thứ ba hoặc thế chấp tài sản, với những gia đình nông thôn vay dưới 20 triệu VNĐ thì sẽ được ưu tiên không cần thế chấp, thông thường các bạn sẽ được vay tối đa 70% giá trị của tài sản thế chấp.
– Lãi suất: Cố định và được tính theo lãi suất tại thời điểm hiện tại. Hồ sơ thủ tục vay vốn sẽ đươc ngân hàng hướng dẫn các bạn điền theo mẫu được cung cấp, chi tiết về hồ sơ ngân hàng sẽ hỗ trợ tối đa cho các bạn.
II. Thủ tục vay vốn
1. Các giấy tờ cần thiết khi vay vốn
Người lao động cần chuẩn bị
- Sổ hộ khẩu, chứng minh thư của người vay vốn để ngân hàng có thể đối chiếu với bản chính trên giấy đề nghị vay vốn.
- Giấy đề nghị vay vốn của đại diện hộ gia đình người lao động hoặc người lao động khi lao động là hộ độc thân.
- Giấy tờ chứng minh đi làm việc tại nước ngoài
- Giấy tờ về TSĐB và giấy ủy quyền xử lý TSĐB- trường hợp cho người lao động vay trực tiếp.
Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ phải chuyển cho lao động những mẫu sau:
- Hợp đồng ký kết giữa công ty và người lao động.
- Bản cam kết trả nợ vốn vay
- Giấy xác nhận tuyển dụng Gia đình lao động sẽ phải mang những giấy tờ trên đến ngân hàng để làm thủ tục.
2. Các thủ tục pháp lý khác
– Phương thức cho vay: Triển khai cho vay đối người lao động thông qua hộ gia đình của người lao động. Trường hợp người lao động là hộ đơn thân thì cho vay trực tiếp đến người lao động.
– Thời hạn cho vay: Căn cứ vào mức mức lương của người lao động, khả năng trả nợ của hộ gia đình người lao động và khả năng nguồn vốn của Agribank để thoả thuận trong hợp đồng tín dụng về thời hạn cho vay, nhưng tối đa không vượt quá thời hạn của hợp đồng đi làm việc ở nc ngoài đã được ký kết.
– Loại tiền cho vay: cho vay bằng đồng VNĐ. Trong trường hợp người lao động có nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ thì nhà băng sẽ hỗ trợ bán ngoại tệ theo quy định về quản lý ngoại hối.
– Sử dụng tiền vay: Tiền vay được chuyển thẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Trường hợp doanh nghiệp lao động xuất khẩu đề nghị bằng văn bản có thể phát tiền vay trực tiếp cho người lao động.
III. Những đối tượng được ưu tiên vay vốn đi XKLĐ
Hiện tại, có 06 nhóm đối tượng người lao động được hỗ trợ vay vốn với lãi suất vô cùng ưu đãi khi muốn đi xuất khẩu lao động nước ngoài gồm:
- Thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo từng thời kỳ.
- Thuộc diện hộ cận nghèo theo chuẩn cận nghèo từng thời kỳ.
- Là người dân tộc thiểu số.
- Là thân nhân của người có công với cách mạng và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã.
- Bị thu hồi đất và có quyết định thu hồi đất trong vòng 05 năm kể từ ngày có quyết định:
- Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã được Nhà nước giao đất và khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì đã nhận tiền bồi thường theo diện tích đất bị thu hồi.
- Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở khi bị Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ.
- Có hộ khẩu thường trú từ đủ 12 tháng trở lên tại các huyện nghèo, được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc…
Trong đó, những đối tượng này phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nơi cư trú hợp pháp, đã ký hợp đồng với doanh nghiệp đưa người lao động đi xuất khẩu…
Ngoài ra, theo dự thảo đề xuất mới của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội quy định về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo, huyện thoát nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được phép vay lên đến 100% chi phí đi XKLĐ.
Trên đây là thông tin chi tiết về thủ tục vay vốn đi XKLĐ Nhật Bản thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, quy định về việc vay vốn ngân hàng có thể thay đổi theo thời gian, chính vì vậy người lao động nên thường xuyên cập nhật bài viết này để nắm bắt kịp thời các thông mới nhất. Chúc các bạn thành công!.
⇒ Chương trình nên tham khảo
- Chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản nợ phí
- Chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản miễn phí (IM JAPAN)